Layer 3 (L3), một khái niệm blockchain mới mà các ông lớn trong Layer 2 bao gồm Optimisim, ZkSync và StarkWare đang âm thầm xây dựng và dự kiến cho ra mắt trong năm 2023.
Vậy Layer 3 là gì, tại sao chúng ta cần L3 và các giải pháp L3 hiện có là gì, hãy cùng Imota tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Layer 3 là gì?
Blockchain L3 là một layer bổ sung được xây dựng trên L2 của chuỗi chính nhằm cung cấp khả năng mở rộng và tùy chỉnh bổ sung cho các ứng dụng phi tập trung. L3 giúp nâng cao khả năng của L2 bằng khả năng mở rộng siêu tốc, cải thiện quyền riêng tư và khả năng kiểm soát tốt hơn cho các dự án ứng dụng.
L3 cũng giúp tương tác dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn giữa các layer và mạng khác nhau. Theo một bài viết gần đây nhất của Vitalik Buterin về L3, mục tiêu cuối cùng của L3 là cung cấp trải nghiệm hiệu quả và thân thiện với người dùng hơn cho các ứng dụng và giao dịch phi tập trung trên blockchain.
Đã có Layer 2, tại sao chúng ta lại cần Layer 3?
Khi mở rộng vẫn là vấn đề đau đầu.
Chúng ta hãy nhìn vào L2 và các bản cập nhật của nó về tốc độ giao dịch và chi phí giao dịch chúng ta thầm nghĩ đây sẽ là giải pháp cho bài toán mở rộng trên Ethereum nhưng thực chất lại chưa phải. Thực chất các con số về mở rộng mà các L2 mang lại thực chất chưa đủ để có thể mass adoption.
Tốc độ giao dịch của các Optimistic Chain chỉ khoảng 200 - 500 TPS còn với các ZkRollup Chain thì nhanh hơn với 2.000 TPS, bên cạnh đó Validium mạng lại giải pháp mở rộng tốt hơn rơi vào khoảng 10.000 TPS nhưng phải đánh đổi về bảo mật mà nếu các validator gặp vấn đề thì người dùng không thể gửi tiền từ L2 về L1.
Ethereum | Optimistic Rollup | Zk Rollup | Validium | Visa | Ether 2.0 |
15 TPS | 500 TPS | 2.000 TPS | 10.000 TPS | 20.000TPS | 100.000 TPS |
Với khả năng mở rộng của ZkRollup là tốt nhất hiện tại nhưng còn thua xa Visa hay Master Card với tốc độ giao dịch hơn 20.000 TPS. Điều đó là chưa đủ cần phải nhanh hơn đó là trong trường hợp chúng ta chưa bàn về vấn đề pháp lý.
Việc cải tiến L2 như tối ưu call data, cải thiện phần cũng nếu nhưng làm tôi ưu được tất cả tốc độ giao dịch cũng tăng được khoảng từ 200% và đó là lý do vì sao L3 ra đời.
Các giải pháp Layer 3
Hiện nay các L2 đều xây dựng một L3, hay được hiểu là L2 của L2 theo cách của riêng họ. Tuy nhiên, dù cách triển khai tuy có khác nhau nhưng tất cả mọi phát triển trên Layer 3 đều xuất phát từ L2. Tương tự việc lấy L2 lấy L1 làm gốc.
StarkWare: Layer 3 là “layer 2” của Layer 2
Vào những ngày cuối cùng trong năm 2021, StarkWare công ty chủ quản của 2 giải pháp bao gồm StarkEx và StarkNet với định giá $8B, đã giới thiệu những định nghĩa đầu tiên của họ về Layer 3.
Định nghĩa tương đối dễ hiểu đến từ StarkNet là L3 được xây dựng dựa trên L2 tương tự như cách L2 được xây dựng dựa trên L1. Vậy là L2 chính là L2 của L2.
Các giao dịch trên L3 sẽ được nén lại thành 1 block rồi gửi về L2, và L2 tiếp tục nén các block này lại để gửi về L1. Tất nhiên tại mỗi giao dịch từ qua từng layer đều cần phải có bằng chứng giao dịch nên phần cứng và tính phi tập trung trên L2 sẽ nhiều hơn.
Như vậy, nếu như L2 có thể giảm được 1.000 lần chi chí so với L1, thì L3 có thể giảm được 1.000.000 so với L1 trong khi nó vẫn nhận được bảo mật từ L1.
Vậy các ưu điểm của các L3 sẽ bao gồm các điểm như sau:
- Khả năng mở rộng gần như không giới hạn. Và nếu các con số trên lý thuyết được xác nhận ở thực tế thì sẽ nhanh hơn Visa hay Master Card từ đó hoàn toàn đủ điều kiện về tốc độ và phí giao dịch để mass adoption.
- Có quyền tự chủ trong việc lựa chọn định hướng phát triển và mở rộng.
- Khả năng tương tác giữa L2 và L3 rẻ hơn và đơn giản hơn cho người dùng
ZkSync: Khi Layer 3 được định hình theo Internet Of Blockchain
Tầm nhìn của ZkSync đối với L3 sẽ là một hệ sinh thái gồm các Blockchain độc lập được tùy chỉnh phụ thuộc vào nhu cầu của đội ngũ phát triển và có thể lựa chọn nhiều khả năng mở rộng khác nhau như zkRollup, zkPorter hay Valadium. Các blockchain này được đặt tên là HyperChains.
Tất cả các HyperChains thay vì sử dụng các cầu nối thông thường thì sẽ được kết nối với nhau thông qua một cây cầu duy nhất để đảm bảo tính bảo mật cho toàn chuỗi chính là HyperBridge. Với HyperBridge bảo mật của toàn chuỗi được tăng lên gấp 10 lần so với các cầu thông thường.
Về hiệu suất, theo Matter Labs thì với các giải pháp L2 thì họ kỳ vọng tăng từ 10 - 100 lần nhưng với các L3 thì sẽ là vô hạn.
Chi phí giao dịch trên L3 sẽ giảm theo cấp số nhân tùy thuộc vào việc các HyperChain đăng tải dữ liệu on-chain hay off-chain.
Về khả năng lập trình, đội ngũ Matter Labs cũng đang xây dựng một bộ framework SDK để các nhà phát triển dễ dàng xây dựng các HyperChain trên bộ framework có sẵn. Sodility, Vyper sẽ không phải các ngôn ngữ lập trình duy nhất bên cạnh đó Matter Labs dự kiến sẽ tích hợp tất cả những ngôn ngữ lập trình hiện đại và phổ biến như Rust, C++, Swift,...
Hình dung một cách đơn giản, L3 của ZkSync sẽ được phát triển theo hướng Internet Of Blockchain. Với các blockchain độc lập có tên HyperChain và cầu cross-chain HyperBridge.
Theo Matter Labs, Layer 3 dự kiến sẽ được testnet vào Q1/2023 tuy nhiên theo quá trình lịch sử làm việc của Matter Labs thời gian chính thức khả năng cao sẽ phải đẩy tới Q3 hoặc Q4/2023.
Cosmos | Avalanche | Polkadot | ZkSync - L3 |
Hub | Subnet | Parachain | Hyperchain |
IBC | - | XCM | HyperBridge |
Optimism: Tham vọng Superchain
OP Stack được coi là giải pháp mở rộng tiếp theo mà đội ngũ Optimism hướng đến sau bản cập nhật Bedrock. OP Stack được giới thiệu là một mô hình modular, mã nguồn mở với khả năng mở rộng và tương tác cao.
Nếu bạn chưa biết về Bedrock, đừng bỏ qua bài viết này của Imota.
Với OP Stack, các developer có thể tự xây dựng các blockchain dành cho riêng mình và tùy vào mục đích sử dụng còn Optimism sẽ cho các developer toàn bộ các công cụ phù hợp nhất để họ làm việc đó. Các chain này hiện tại được đặt tên là OP-chain.
Và toàn bộ mô hình của Optimism trong tương lai sẽ được gọi là Superchain.
Coinbase đã gia nhập OP Labs như một nhà phát triển chính của OP Stack và kế hoạch của họ là phát hành phiên bản alpha của một bộ máy chứng minh gian lận và bộ xác minh trước cuối năm nay. Điều này đặt nền tảng cho việc xây dựng và tham gia vào Superchain. Coinbase nhận thấy rằng việc xây dựng trên OP Stack và tham gia vào Superchain có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. Họ sẽ phát triển các sản phẩm trên chuỗi dành riêng cho Coinbase, mở rộng luồng kinh doanh của họ từ người dùng hiện có khi đạt được cơ sở người dùng lớn với hơn 110 triệu khách hàng.
OP Stack sẽ là khởi đầu cho các L2 và L3 trong tương lai.
Tổng Kết
L3 vẫn là một cụm từ tương đối mới mẻ trong thị trường crypto và sẽ cần rất nhiều thời gian, nhân lực và tiền bạc để có thể phát triển vì hiện tại các tiềm năng của L2 còn chưa được khai phá hết nữa là trên L3.
Đọc thêm Imota Cryptopedia:
Imota - Ứng dụng đầu tư Blockchain cho mọi người. Với ứng dụng Imota, bạn có thể đầu tư cho các dự án lớn với số vốn nhỏ chỉ qua vài nút chạm màn hình. Bạn có thể học hỏi kiến thức về Blockchain một cách đơn giản, trực quan. Bạn có thể vừa dạo chơi, vừa nhận những phần thưởng khủng trong hệ sinh thái cùng rất nhiều điều thú vị khác.
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Facebook: https://www.facebook.com/imota.fanpage