Khi kết hôn, tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch tương lai của hai vợ chồng bạn. Thảo luận về tài chính càng sớm sẽ giúp cho các bạn hình thành thói quen và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ tài chính trong tương lai. Có thể bạn có khả năng quản lý tài chính cá nhân tốt nhưng quản lý tài chính trong hôn nhân lại là vấn đề khác.
Một khảo sát năm 2022 cho thấy 41% người Mỹ cùng gia đình của họ gặp phải những căng thẳng mà nguyên nhân chính là tiền bạc. Vậy nên, biết cách quản lý tài chính trong hôn nhân sẽ giúp loại bỏ xung đột và cuộc sống hôn nhân sẽ bớt căng thẳng hơn.
Để giúp các cặp đôi bắt đầu một cách thuận lợi, bài viết này sẽ đưa một số lời khuyên về tiền bạc trong hôn nhân hữu ích. Cùng xem đó là gì nhé.
Trung thực là cách tốt nhất
Đầu tiên, các bạn phải thành thật với nhau về tình hình tài chính của cả hai. Nghĩa là các bạn phải minh bạch về thu nhập, nợ, thói quen chi tiêu và mục tiêu tài chính. Hãy biến việc ngồi với nhau và thảo luận về tài chính trở thành một thói quen của hai bạn. Việc này sẽ giúp cả hai hướng đến mục tiêu tài chính chung và tránh khỏi những bất ngờ trong quá trình thực hiện.
Đặt các dấu mốc quan trọng
Một khi hai bạn đã hiểu tài chính của nhau, hãy cùng đặt ra các mục tiêu và cả giới hạn tài chính. Điều này có thể bao gồm các mục tiêu ngắn hạn như tiết kiệm tiền để mua một bộ bàn ghế mới hoặc dài hạn như mua nhà, xe, hoặc kế hoạch nghỉ hưu. Cùng nhau đặt ra các dấu mốc 3 năm, 5 năm sẽ giúp cả hai bạn có động lực để đạt được những mục tiêu đó.
Lập ngân sách tài chính gia đình
Cũng giống như quản lý tài chính cá nhân, khi quản lý tài chính trong hôn nhân bạn cũng cần phải biết tiền của gia đình bạn sẽ đến từ đâu và đi về đâu mỗi tháng. Hãy lập ngân sách thu chi và các danh mục thiết yếu để quản lý tài chính. Nó sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý, tránh mắc nợ và tiết kiệm hiệu quả.
Lưu ý là khi kết hôn bạn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn với những người trong gia đình, đồng nghĩa với việc có nhiều khoản chi phát sinh như thăm hỏi, ốm đau… vì vậy nên có một quỹ khẩn cấp. Quỹ này sẽ rất cần thiết trong trường hợp một trong hai bạn ốm đau, thất nghiệp… Tốt nhất bạn nên dành quỹ này luôn ở mức từ 3 đến 6 tháng sinh hoạt phí.
Sau khi lên ngân sách, quan trọng nhất là bạn phải tuân thủ theo kế hoạch ngân sách đó. Cũng đừng quen xem lại ngân sách thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết.
Lập tài khoản chung và riêng
Ngoài tài khoản cá nhân thì hai bạn có thể lập chung một tài khoản ngân hàng để mọi thứ trở nên minh bạch hơn. Bên cạnh đó, mỗi người vẫn nên có tài khoản cá nhân riêng để tự chủ với phần tài chính đã thỏa thuận. Với khoản này bạn có thể chi cho mình một buổi spa, mua cho bạn đời một món quà sinh nhật, và quan trọng hơn là để cả hai cảm thấy tự do tài chính dù chỉ là một chút.
Đặt ngưỡng chi tiêu và thông báo
Bạn không cần phải nói chuyện với vợ hay chồng của mình nếu chi 200 ngàn cho một bữa ăn. Nhưng nếu số tiền đó là vài triệu hoặc lớn hơn cho dù đó là tiền của riêng bạn thì tốt hơn hết hãy chia sẻ với người kia, hai bạn nên thảo luận một chút trước khi ra quyết định chi tiêu. Việc này giúp quyết định chi tiêu trở nên thông minh và chính xác hơn và quan trọng nhất là khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng.
Cho bạn đời biết về khoản nợ của bạn
Như trong giai đoạn đầu cần minh bạch về tài chính, bạn cần cho bạn đời biết về khoản nợ của bạn, không phải để họ cùng bạn trả nợ mà để cả hai hiểu và có những kế hoạch tài chính phù hợp. Ví dụ, nếu một người đang mắc nợ đáng kể thì đơn vay tiền với tư cách một cặp vợ chồng của hai bạn sẽ bị ngân hàng từ chối ngay lập tức.
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Ngoài ra, Imota đang có chương trình giới thiệu bạn bè tặng 5 BUSD và đào Otara miễn phí 3 phiên mỗi ngày
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Facebook: https://www.facebook.com/imota.fanpage
Telegram: https://t.me/imotagroup
Twitter: https://twitter.com/Imota_app