70% sinh viên Mỹ tốt nghiệp với một khoản vay sinh viên nhưng đừng lo vì có nhiều cách để giảm gánh nặng tài chính. Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy học về tài chính và cách sử dụng tiền thông minh. Đọc bài viết này nghĩa là bạn đã có bước đi đúng đắn đầu tiên.
Hạn chế gói vay sinh viên
Nếu bạn vẫn chưa chọn trường đại học, hãy cân nhắc trường có học phí hợp lý hơn hoặc trường đại học miễn học phí. Nếu bạn quyết định lấy bằng để có công việc tốt hơn khi tốt nghiệp, hãy thử nói chuyện với những người đã có công việc ở vị trí tương tự (bạn có thể tìm thấy họ trên LinkedIn). Bạn có thể sẽ khám phá ra rằng một chuyên ngành ở một ngôi trường đắt đỏ không phải là cách duy nhất để có được công việc tốt trong lĩnh vực bạn chọn.
Tiết kiệm tiền nhà
Nếu bạn sống trong ký túc xá hay thuê căn hộ thì chi phí nhà ở sẽ là một trong những khoản chi lớn nhất. Vì thế, nếu có thể thì hãy cân nhắc cắt giảm hoàn toàn khoản chi này bằng việc sống cùng gia đình, họ hàng cho đến khi tốt nghiệp và có một công việc full-time. Nếu điều kiện không cho phép thì bạn có thể cân nhắc thuê chung với bạn bè hoặc chọn khu dân cư với giá thuê dễ chịu một chút.
Không dùng phương tiện di chuyển cá nhân
Hầu hết sinh viên đều thiếu một trong hai nguồn lực chính đó là thời gian và tiền bạc. Phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy có thể rất hữu ích nhưng lại gây áp lực tài chính lớn vào thời điểm bạn chưa có nhiều tiền.
Để hỗ trợ bản thân, hãy sử dụng phương tiện công cộng và chỉ sử dụng phương tiện cá nhân khi thật sự cần thiết. Ngoài ra, hãy thử share-ride (chia sẻ lộ phí) với bạn bè, họ sẽ trả tiền xăng trong khi bạn có phương tiện để chở họ. Nếu sử dụng ô tô thì bạn nên khuyến khích nhiều bạn bè của mình cùng tham gia, đây là cách tuyệt vời để bảo vệ môi trường đồng thời có thêm nhiều bạn mới.
Tận dụng mã giảm giá cho sinh viên
Dù bạn có thích ảnh trên thẻ sinh viên của mình hay không thì nó vẫn là một thứ tuyệt vời vì nó sẽ giúp bạn được giảm giá rất nhiều thứ. Từ vé xem phim tới nhà hàng và vé tàu xe…
Hãy kiểm tra xem công ty nào là đối tác của trường đại học bạn đang theo học, đừng ngần ngại hỏi về chương trình giảm giá dành cho sinh viên mỗi khi mua thứ gì đó ở những công ty này và cả các công ty khác nữa. Một số công ty không công khai chính sách cho đối tác trường đại học nhưng họ vẫn muốn hỗ trợ sinh viên bằng cách đưa ra các chương trình ưu đãi.
Không cần mua giáo trình mới
Giá giáo trình đã tăng 1041% kể từ năm 1977 đến giữa năm 2015, nhưng sinh viên lại phải trả ít hơn 20% cho giáo trình trong năm 2014 - 2015 so với năm 2007-2008 (Theo The University of People). Tại sao lại như vậy?
Bởi vì họ không mua những cuốn giáo trình đắt đỏ. Sinh viên mua hoặc thuê giáo trình cũ từ các website như Amazon và https://www.textbookrentals.com/ hoặc từ những sinh viên khóa trước. Một số khác lại chọn những trường đại học có nguồn tài liệu, giáo trình miễn phí hoặc upload toàn bộ tài liệu cần thiết lên website vì thế sinh viên không cần tốn tiền mua giáo trình.
Xây dựng những mối quan hệ chuyên nghiệp
Xây những những mối quan hệ nghe có vẻ không giống một tip về tài chính cá nhân, nhưng điều quan trọng mà các bạn sinh viên cần nhớ đó là những mối quan hệ với đúng người có thể mở ra cơ hội tài chính cho bạn.
Trong khi ở trường đại học, ngoài thời gian học hãy dành cho các buổi học giao lưu với sinh viên. Bởi một ngày nào đó, những người bạn quen có thể làm trong lĩnh vực mà bạn muốn tham gia. Tìm một giảng viên làm cố vấn cho bạn để bạn có thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với họ là một cách đơn giản mà hiệu quả.
Kết nối với những người ở ngoài trường đại học cũng vậy. Tham gia các hội nghị trong ngành hoặc ít nhất tham gia các group thảo luận trên LinkedIn. Những đồng nghiệp tương lai của bạn sẽ đánh giá cao một sinh viên trẻ đang tiến thêm một bước để tham gia vào lĩnh vực chuyên môn.
Tìm những cách tiết kiệm hơn cho đời sống xã hội
Tất nhiên, đời sống xã hội không phải lúc nào cũng là định hướng nghề nghiệp hay tài chính. Nhưng nó góp phần đáng kể đến cách chi tiêu tiền của bạn.
Bạn không cần thiết phải thường xuyên tới những quán cafe, nhà hàng hay rạp chiếu phim để “have fun”, bạn có thể xem phim online cùng bạn bè ở nhà. Thay vào đó, có thể đi ra bãi biển hay nơi có khung cảnh đẹp gần nhà thay vì phải đến các khu cắm trại, nghỉ dưỡng. Ăn tối cùng nhau ở nhà thay vì đến nhà hàng, hoặc nếu cần ra ngoài ăn uống hãy nhớ chọn những nơi có giảm giá cho sinh viên.
Hầu hết các sinh viên đều giống nhau - có ngân sách sinh hoạt eo hẹp. Vì thế, hãy hỗ trợ nhau một cách vui vẻ mà không cần chi quá nhiều tiền.
Kiếm tiền từ kỹ năng của bản thân
Hầu hết các tips tài chính dành cho sinh viên đều tập trung vào tiết kiệm tiền, nhưng bạn cũng cần gia tăng nguồn thu nhập của mình nữa. Một cách rất tuyệt để kiếm tiền là dũng những kỹ năng sẵn có của bản thân.
Ví dụ, nếu bạn có thể chơi nhạc cụ, bạn có thể dạy cho người khác hoặc biểu diễn ở các quán cafe, sự kiện. Bạn có thể phát tờ rơi ở trường đại học hoặc tìm kiếm những website kết nối những người muốn học đàn và người có thể dạy.
Nếu bạn có thể kiếm tiền từ một kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp tương lai, hãy cố gắng làm tốt nhất có thể. Ví dụ, nếu bạn học ngành khoa học máy tính và đã biết code thì đừng làm việc trong những cửa hàng đồ ăn nhanh, hãy kiếm một công việc coding.
Xây dựng ngân sách
Cuối cùng, cho dù bạn chọn cách tiết kiệm nào hay kiếm tiền nào thì bạn vẫn cần theo dõi những gì đang làm, phân tích và tối ưu hóa nó khi thực hiện. Bạn nên viết ra thu nhập và chi tiêu hàng tháng để nắm bắt rõ nó.
Tài chính cá nhân có thể sẽ khiến bạn bị choáng ngợp, đặc biệt khi đây là lần đầu tiên bạn học về nó. Hãy cho bản thân thời gian để học hỏi và đừng ngại khi hỏi sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Nếu kiên trì, cuối cùng bạn sẽ trở thành “master” trong việc quản lý tài chính cá nhân của bản thân.
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Ngoài ra, Imota đang có chương trình giới thiệu bạn bè tặng 5 BUSD và đào Otara miễn phí 3 phiên mỗi ngày
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Facebook: https://www.facebook.com/imota.fanpage
Telegram: https://t.me/imotagroup
Twitter: https://twitter.com/Imota_app