Để đầu tư crypto thành công, bạn cần nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng mọi yếu tố liên quan. Thông thường, các dự án sẽ cung cấp nhiều thông tin về mục đích của đồng coin, hệ sinh thái token, đội ngũ phát triển và kế hoạch phát triển trong tương lai. Bằng cách phân tích cơ bản và kết hợp các yếu tố định tính và định lượng, bạn có thể đưa ra những nhận định chính xác về dự án một cách chính xác và hiệu quả.
Một lầm tưởng của những người mới tham gia thị trường là nghĩ rằng không thể đánh giá dựa trên phân tích cơ bản vì thị trường có tính biến động cao. Tuy nhiên, mặc dù giá trị tài sản có thể phụ thuộc vào cung cầu nhưng chúng ta vẫn có thể định giá về tài sản đó một cách chủ động.
Hiểu về phân tích cơ bản sẽ giúp bạn đánh giá xem một đồng coin có đáng để mua hay bán. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách phân tích crypto bằng phương pháp phân tích cơ bản.
Key Takeaways:
- Phân tích cơ bản xác định giá trị nội tại (tức giá trị thực chất) của một tài sản. Đánh giá cơ bản một dự án crypto cũng giống như định giá một tài sản, câu hỏi đặt ra là nó đang được định giá thấp hay định giá quá cao.
- Khi phân tích cơ bản một đồng coin, bạn nên chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau như số liệu blockchain, số liệu tài chính, số liệu dự án.
Lưu ý: Trong bài viết này, các từ khóa như tiền mã hóa, dự án, mã thông báo... được sử dụng thay thế cho nhau.
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản xác định giá trị nội tại của một tài sản, nói cách khác là thước đo khách quan về giá trị của nó. Một loại tiền điện tử bị định giá thấp có thể mang đến cho bạn cơ hội mua, trong khi một loại tiền điện tử được định giá cao có thể cho thấy đã đến lúc bạn thu lợi nhuận rồi đấy.
Thị trường tiền điện tử nổi tiếng là không ổn định. Ngay cả các loại tiền tệ lâu đời như Bitcoin và Ethereum cũng có thể biến động đột ngột. Đầu tư vào các loại tiền điện tử mới hơn đi kèm với rủi ro đáng kể trừ khi bạn hiểu mình đang đầu tư vào cái gì.
Thực hiện phân tích cơ bản giúp các nhà đầu tư giao dịch trước các biến động của thị trường một cách tự tin. Được trang bị phân tích cơ bản, các nhà đầu tư có thể tạo ra các chiến lược sáng suốt với tỷ lệ sinh lời cao hơn.
Phân tích cơ bản khác với phân tích kỹ thuật, thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư quan tâm đến việc dự báo hướng thị trường của tiền điện tử thông qua việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD và Bollinger Bands.
Các yếu tố quan trọng trong phân tích cơ bản crypto
Mục tiêu chính của phân tích cơ bản crypto để giảm thiểu rủi ro và đánh giá tiềm năng lợi nhuận của tài sản. Phân tích cơ bản trong có thể được áp dụng trong ba loại lớn: Số liệu blockchain, Số liệu tài chính và Số liệu dự án.
Số liệu blockchain (On-chain metrics)
Blockchain là một nguồn tài nguyên giá trị, nó cung cấp cho người dùng số liệu trên các chain. Nhưng nếu lấy thông tin thủ công thì rất tốn thời gian và tài nguyên. Vì thế các sàn giao dịch, các dự án sử dụng API (giao diện lập trình ứng dụng) cung cấp cung cụ báo cáo gồm nhiều thông tin hữu ích như số lượng người dùng đang hoạt động, số giao dịch, giá trị giao dịch…
Các số liệu cơ bản nhất trong phân tích cơ bản crypto là tỷ lệ băm, số lượng địa chỉ đang hoạt động, số lượng giao dịch, giá trị và phí giao dịch…
Số liệu tài chính
Các số liệu tài chính của một loại tiền điện tử cung cấp một cái nhìn tổng quan về việc tiền điện tử có thể hoạt động tốt như thế nào so với trước đây và cũng cung cấp thông tin chi tiết về tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của nó. Chúng ta có thể phân tích một số dữ liệu quan trọng dưới đây.
Market Capitalization (Market Cap)
Vốn hóa thị trường đại diện cho giá trị của đồng coin. Vốn hóa thị trường được tính bằng cách nhân giá trị hiện tại của coin với lượng tiền đang lưu hành. Nhưng vốn hóa thị trường có thể không phản ánh chính xác nếu chúng ta không tính đến các số liệu khác như tính thanh khoản. Ví dụ, những tài sản bị lãng quên, ví bị mất hoặc bị khóa đều đang không được lưu hành, vì thế vốn hóa thị trường chỉ cung cấp một giá trị gần đúng.
Một số nhà đầu tư tin rằng, đồng tiền nào có vốn hóa thị trường thấp hơn sẽ có cơ hội tăng trưởng lớn hơn sơ với những đồng tiền có vốn hóa thị trường cao hơn. Nhưng một số người lại cho rằng vốn hóa thị trường lớn sẽ dẫn đến hiệu ứng mạng lưới và cơ sở hạ tầng mạnh hơn và thu hút nhu cầu cao hơn.
Thanh khoản và lượng giao dịch
Thanh khoản là thước đo tính dễ dàng để mua và bán một loại tài sản. Nếu một loại coin có thể được mua bán nhanh chóng mà không làm thay đổi đáng kể giá trị thị trường của nó thì tính thanh khoản được coi là cao. Một đồng coin thanh khoản sẽ có nhiều lệnh mua bán đang chờ được thực hiện, đổi lại việc này sẽ thu hẹp chênh lệch giá mua và bán. Đây là một thước đo tốt về giá trị của đồng tiền.
Đối với thị trường có tính thanh khoản kém, nhà đầu tư sẽ khó bán tài sản với giá hợp lý. Điều này dẫn đến hai lựa chọn cho bạn: hạ giá bán tài sản hoặc đợi thanh khoản của tài sản tăng lên (có nhiều người mua đang chờ). Tuy nhiên, trong thị trường crypto, việc hodling có thể làm giảm lợi tức đầu tư trong thời gian dài nếu giá coin không tăng.
Khối lượng giao dịch là một chỉ số hữu ích về khả năng thanh khoản của tiền mã hóa. Khối lượng giao dịch tiền mã hóa cho biết có bao nhiêu đơn vị tiền đã đổi chủ trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu xu hướng tăng giá trị được hỗ trợ bởi khối lượng giao dịch cao thì giá trị của tiền có thể sẽ tiếp tục tăng. Ngược lại, biến động giá mà khối lượng giao dịch không đáng kể thì không tạo được đột phá.
Nguồn cung lưu thông
Nguồn cung lưu hành là số lượng coin hay token có sẵn công khai và lưu hành trên thị trường. Nguồn cung lưu thông của tiền mã hóa có thể được dùng để tính vốn hóa thị trường, được tính bằng cách nhân giá thị trường với số lượng coin đang lưu hành.
Khác với tổng cung hoặc cung tối đa, cung lưu thông không cố định và có thể thay đổi theo thời gian vì các coin và token có thể được đốt (burn) hoặc đúc (mine). Một số đồng coin có nguồn cung giảm theo thời gian như Bitcoin sẽ hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, vì họ tin rằng nguồn cung giảm với nhu cầu tăng của thị trường sẽ khiến đồng tiền tăng giá. Mặt khác, tiền mã hóa có thể bị lạm phát cao dẫn đến cung lưu thông cao khiến nhà đầu tư lo lắng vì nguồn cung cao sẽ dẫn đến giảm giá.
Số liệu dự án
Số liệu, thông tin về dự án được dùng để đánh giá định tính về tiềm năng của một dự án. Số liệu này sẽ tập trung vào các yếu tố bên trong và bên ngoài của dự án như mục đích phát hành đồng tiền mã hóa và cách thức dự án hoạt động. Dưới đây sẽ là một số yếu tố mà bạn nên cân nhắc.
Đội ngũ
Các dự án thường cung cấp thông tin về các thành viên trong nhóm của họ, những người có kinh nghiệm, chuyên môn để giúp dự án thành công. Một số thông tin mà bạn cần tìm kiếm khi phân tích cơ bản như: Các thành viên từng tham gia dự án nào thành công chưa. Họ có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm như thế nào. Họ có người tham chiếu, cố vấn quan trọng hay có uy tín không… Bạn có thể check lý lịch của những thành viên này qua các nền tảng như LinkedIn.
Nhưng cũng có những nhóm hoàn toàn ẩn danh vì nhiều lý do. Như người tạo ra Bitcoin, đến giờ chúng ta vẫn không có thông tin gì về họ ngoài cái tên Satoshi nhưng họ đã tạo ra một dự án thành công ngoài mong đợi.
White Paper
White Paper - sách trắng là một tài liệu phác thảo mục đích và hoạt động của dự án. Đây là tài liệu quan trọng nhất của dự án. Một white paper lý tưởng thường có những thông tin sau:
- Giải pháp blockchain.
- Các trường hợp ứng dụng cho tiền mã hóa.
- Lộ trình dự án, bao gồm các tính năng và nâng cấp trong tương lai.
- Mã thông báo: kế hoạch cung cấp, phân phối coin hoặc token.
- Thông tin đội ngũ.
Ngoài việc đọc và tự đánh giá thông tin trong white paper, bạn nên kiểm chứng thông tin và đánh giá từ bên thứ ba thông qua các cộng đồng trên Discord hoặc Telegram.
So sánh đối thủ cạnh tranh
Việc xác định các đối thủ cạnh tranh của dự án là rất quan trọng để đánh giá tiềm năng của dự án. Một dự án ban đầu có vẻ hấp dẫn, nhưng điều này có thể không đúng khi bạn bắt đầu so sánh nó với các dự án của đối thủ cạnh tranh. Dự án cạnh tranh có đội ngũ tốt hơn, tính năng vượt trội hơn, hoặc mức độ tương tác của cộng đồng cao hơn thì bạn biết nên chọn dự án nào rồi đó.
Product road map
Hầu hết các dự án đều có lộ trình cho tương lai từ bản thử nghiệm tới bản phát hành và các tính năng mới được lên theo kế hoạch. Nhà đầu tư có thể dựa vào bản road map này để đo lường việc dự án đạt được các mốc quan trọng và để xem đội ngũ có đang thực hiện theo kế hoạch của họ hay không.
Tokenomics và tiện ích
Tokenomics là một thuật ngữ chỉ tính kinh tế của token. Nó mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng token và giá trị của nó như việc tạo và phân phối token, cung và cầu, cơ chế khuyến khích và kế hoạch burn token. Trong các dự án tiền mã hóa, tokenomics được thiết kế tốt là một yếu tố quan trọng để thành công.
Nhà đầu tư cần nhìn nhận cách phân phối token để đánh giá tiềm năng và rủi ro của nó. Ví dụ, nếu chỉ có một số ít người sở hữu phần lớn nguồn cung thì họ sẽ dễ dàng thao túng thị trường.
Tokenomics cũng bao gồm cơ chế khuyến khích nhằm tăng giá trị của token. Ví dụ, một mô hình nổi bật đang thu hút sự chú ý là mô hình ký quỹ bỏ phiếu, trong đó khuyến khích người dùng khóa tiền của họ trong một khoảng thời gian để đổi lấy phần thưởng. Điều này giúp làm tăng giá trị của token.
Nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tiện ích của token. Một số dự án tạo token nhưng không có nhiều tiện ích thực tế dẫn đến giảm sức hấp dẫn với nhà đầu tư. Khi đó, nhu cầu giảm và giá của token cũng giảm theo hoặc không thể tăng giá.
Trên đây là hướng dẫn phân tích cơ bản dự án crypto và không phải lời khuyên đầu tư. Bạn hãy nghiên cứu kỹ các dự án và tự ra quyết định đầu tư của chính mình. Imota chúc bạn thành công.
Imota - Ví Blockchain mọi người. Với Imota, bạn có thể dễ dàng đầu tư crypto bằng chuyển khoản ngân hàng, giao dịch nhanh chóng, an toàn, bảo mật.
Tham gia cộng động Imota ngay để cập nhật những thông tin, dự án mới nhất.
Facebook: https://www.facebook.com/imota.fanpage
Telegram: https://t.me/imotagroup
Twitter: https://twitter.com/Imota_app